Các xu hướng của các trung gian mới Tái trung gian hóa

Các mô hình trung gian kiểu mới như B2B2C, C2B2C, B2B2B,... ra đời đã làm thay đổi cách mà thị trường vận hành, cách suy nghĩ và tư duy về chuyện mua hàng.  Chẳng hạn như trước đây mua hàng phải lái xe đến tận nơi và đâu đó gần nơi sinh sống, đã mua hàng phải ra cửa hàng. Nhưng khi các trung gian kiểu mới ra đời thì có rất nhiều cách khác nhau để mua hàng. Đồng thời các trung gian kiểu mới này cũng cho người mua thêm nhiều quyền lực hơn, đưa ra nhiều tiêu chí cho nhà sản xuất để nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chí đó thì mới được bán hàng. Tuy nhiên, không phải trung gian kiểu mới nào cũng thành công bởi vì vẫn sẽ gặp phải vấn đề về văn hóa mua hàng. Các chợ truyền thống vẫn không thể mất đi vì đã gắn với mọi người trong cuộc sống, các nhu cầu kết nối của họ, niềm vui khi được cầm và chọn món hàng,.... Vì thế các trung gian kiểu mới vẫn có thể thất bại. Dưới đây là một số xu hướng của các trung gian mới:

1. Các trung gian hướng dịch vụ

Bởi vì trong môi trường mới, tính minh bạch của thị trường ngày càng cao. Các giao dịch càng ngày càng minh bạch nên việc can thiệp trực tiếp vào giữa các giao dịch sẽ diễn ra ngày càng ít đi. Nhưng bởi vì sự phát triển của môi trường ảo, không gian giao dịch ảo được giãn nở ngày càng dài hơn, thêm vào đó là lượng sản phẩm vô hình chiếm phần ít. Hầu hết các sản phẩm dịch vụ khó khăn khi mà chỉ được tiến hành thông qua mua bán online. Như một mảng vá lỗi cho tính chất trên, các dịch vụ vận chuyển, bảo đảm chất lượng sản phẩm, …. Không những thương mại điện tử cần có sự hợp tác giữa các mạng lưới phân phối mà còn với nhiều những mạng lưới dịch vụ khác để có thể hoạt động tốt. Điều này khiến cho việc xuất hiện của các trung gian kiểu mới này. Nhưng nguồn của lợi nhuận không phải là từ chênh lệch hay lãi từ các giao dịch nữa mà là từ nhà sản xuất như là một dịch vụ cho họ.

2. Các trung gian dịch vụ công cụ mạng

Loại trung gian này được biết đến như là trung gian điện tử. Chủ yếu cung cấp dịch vụ trung gian của thông tin điện tử. Đây là ngành công nghiệp mới xuất hiện do sự phát triển của kinh tế mạng. Chủ yếu bao gồm:

  • Dịch vụ địa chỉ (Directory service): Ở thời điểm hiện tại (khoảng những năm 2014 – khi tác giả công bố nghiên cứu này)[4] có ba loại hình của dịch vụ này: Dịch vụ địa chỉ chung (như là Yahoo) cung cấp địa chỉ chung về những trang web chung đến người dùng, nhìn chung dịch vụ này tính đến nay không còn phát triển nữa do sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ tìm kiếm; Dịch vụ địa chỉ kinh doanh (Business Directory), những dịch vụ này thường được biết đến bởi những công ty trong ngày khi họ cần biết đến thông tin, địa chỉ chính xác về một tổ chức kinh doanh nào đó; Dịch vụ cung cấp địa chỉ về các website chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nhất định, ví dụ như Google Scholar cho lĩnh vực nghiên cứu.
  • Dịch vụ tìm kiếm: Cung cấp khả năng tìm kiếm cho người dùng bằng những từ khóa. Ví dụ: Google Search, Ping, Duckduckgo, ….

3. Dịch vụ trung gian thị trường ảo

Đây là những nhà cung cấp không gian thị trường ảo hay hiện nay chúng ta có thể gọi là các trang thương mại điện tử. Trước kia, chỉ có sự xuất hiện của các thị trường tài chính ảo, nơi có thể theo dõi các chỉ số tài chính của thị trường chứng khoán. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ, thị trường ảo từ những trang web cho phép người dùng mua sắm trực truyến đã trở thành những kênh thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, … Ở Việt Nam có thể nói tới Shopee, Sendo, Tiki, Lazada, …..

4. Các trung gian số thông minh (Intelligent agent intermediary)

Các trung gian số thông minh là một loại ứng dụng mang đến khả năng tự động hóa, thu thập thông tin, tối ưu hóa các hoạt động, …. Ngày nay biết đến với các ứng dụng công nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo, machine learning, phân tích dữ liệu lớn.